Các phương thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng

Các phương thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng

by

Các phương thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng

Với sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, nhu cầu chuyển tiền giữa các quốc gia ngày càng tăng lên. Các hoạt động mua bán ngoại thương chủ yếu thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

1. Các phương thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng

Phương thức thanh toán quốc tếcách thức người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế.

Các hoạt động mua bán ngoại thương chủ yếu thanh toán qua hệ thống ngân hàng để đảm bảo uy tín và quyền lợi của cả 2 bên người mua và người bán. Có 4 phương thức thanh toán quốc tế sau:

2. Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Phương thức chuyển tiền (Remitttance) là phương thức mà trong đó người chuyển yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.

Tùy theo thỏa thuận của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu mà có thể chuyển tiền trước hoặc sau khi nhận hàng.

Ưu điểm Phương thức chuyển tiền (Remitttance):

  • Nhanh chóng, tiện lợi
  • Chi phí thấp

Nhược điểm Phương thức chuyển tiền (Remitttance):

  • Không có đảm bảo cho việc nhận đủ hàng hóa hay đủ tiền hàng mà hoàn toàn dựa vào sự tin tưởng của 2 bên người mua và người bán.

3. Phương thức ghi sổ (Open account)

Phương thức ghi sổ về cơ bản cũng không khác nhiều so với phương thức chuyển tiền, chỉ khác là nhà xuất khẩu sẽ mở một tài khoản ghi nợ nhà nhập khẩu rồi tới định kỳ tại một thời điểm nhất định trong quý hoặc năm, nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền cho nhà xuất khẩu.

Ưu điểm Phương thức ghi sổ:

  • Tiện lợi, giảm bớt thời gian và công sức cho việc thanh toán từng đơn hàng
  • Chi phí chuyển tiền thấp

Nhược điểm Phương thức ghi sổ:

  • Không đảm bảo cho việc nhà nhập khẩu nhận hàng đúng chất lượng và số lượng
  • Không đảm bảo cho nhà nhập khẩu về nhận đủ tiền hàng

4. Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

Nhờ thu (Collection of payment) bản chất là quá trình người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, nhờ ngân hàng đòi tiền của người mua.

Có hai loại nhờ thu: Nhờ thu trơnNhờ thu kèm chứng từ.

Ưu điểm Nhờ thu (Collection of payment):

  • Người mua chủ động trong việc trả tiền
  • Đảm bảo cho người mua trong việc nhận hàng
  • Chi phí thấp hơn LC

Nhược điểm Nhờ thu (Collection of payment):

  • Vẫn có rủi ro cho người bán trong việc người mua chậm trả, không trả tiền hoặc không nhận hàng.

3. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit)

Thư tín dụng (Letter of Credit – viết tắt là L/C) là một cam kết có điều kiện của ngân hàng thay mặt nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C.

Bộ chứng từ xuất trình phải phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

Ưu điểm Thư tín dụng (Letter of Credit – viết tắt là L/C):

  • Giảm bớt rủi ro cho nhà nhập khẩu trong việc hàng hóa không đủ số lượng và chất lượng như hợp đồng.
  • Đảm bảo cho nhà xuất khẩu về nhận đủ tiền hàng nếu xuất trình đúng và đủ bộ chứng từ.

Nhược điểm Thư tín dụng (Letter of Credit – viết tắt là L/C):

  • Nhà nhập khẩu phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng mới đủ điều kiện mở LC
  • Vẫn có rủi ro cho nhà nhập khẩu khi hàng hóa không như mô tả, do ngân hàng chỉ kiểm tra bộ chứng từ.
  • Nhà xuất khẩu phải xuất trình chứng từ đúng với các điều kiện trong LC, nếu sai khác sẽ không nhận được thanh toán dù đã chuyển hàng.

Lời kết

Trên đây là các phướng thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng SWVN giới thiệu một cách khái quát nhất. Để hiểu rõ hơn từng phương thức chúng tôi sẽ cập nhật các bài viết chi tiết hơn để bạn đọc chọn được cách chuyển tiền ra nước ngoài phù hợp nhất.

Kết nối với chúng tôi tại fanpage SWVN Chuyentienquoctesieutoc

5/5 – (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.