Trạng thái ngoại tệ của ngân hàng

Trạng thái ngoại tệ của ngân hàng

by

Trạng thái của ngân hàng về ngoại tệ

1. Trạng thái ngoại tệ là gì?

Trạng thái ngoại tệ (TTNT) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.

2. Trạng thái ngoại tệ phát sinh khi nào?

Những giao dịch liên quan đến ngân hàng bao gồm 2 loại:

  • Các giao dịch chỉ làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng (như quan hệ tín dụng)
  • Các giao dịch những giao dịch không những làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng mà còn làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu (như quan hệ mua bán)

Những giao dịch nào làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái về ngoại tệ. Trong lĩnh vực ngân hàng, các giao dịch làm đó bao gồm:

  • Mua hay bán ngoại tệ giao ngay.
  • Mua hay bán ngoại tệ có kỳ hạn như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…
  • Thu lãi cho vay, trả lãi tiền gửi bằng ngoại tệ.
  • Các khoản thu phí dịch vụ và các khoản trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ.
  • Các rủi ro mất mát, hư hỏng, bồi thường thiệt hại bằng ngoại tệ…

Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh trạng thái dương (hay trạng thái trường) của ngoại tệ đó. Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh trạng thái âm (hay trạng thái đoản) của ngoại tệ đó.

3. Nguyên tắc tính

Theo Điều 3, Thông tư 07/2012/TT-NHNN, có 4 nguyên tắc:

  • Trạng thái ngoại tệ (TTNT) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định vào thời điểm cuối ngày làm việc.
  • Trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ được tính trên cơ sở số dư các tài khoản có liên quan theo quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư này.
  • Quy đổi trạng thái nguyên tệ của từng ngoại tệ sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.
  • Cộng các TTNT dương với nhau để tính tổng TTNT dương. Cộng các trạng thái ngoại tệ âm với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ âm. Trong đó:
    • Tổng TTNT dương là tổng trạng thái các ngoại tệ có trạng thái dương.
    • Tổng TTNT âm là tổng trạng thái các ngoại tệ có trạng thái âm.

Tùy theo mục đích quản lý mà TTNT có thể được quy định theo các cách thức khác nhau, ví dụ, quy định TTNT đối với từng ngoại tệ, quy định tổng TTNT dương, tổng TTNT âm, quy định tổng TTNT (bao gồm cả dương và âm), quy định NHTM phải duy trì thường xuyên TTNT tại bất kỳ thời điểm nào hay phải duy trì TTNT tại một thời điểm nhất định, quy định TTNT theo tỷ lệ % vốn tự có, hay quy định TTNT là một giá trị số tuyệt đối.

Lời kết

Trên đây, SWVN giới thiệu một cách khái quát nhất. Để hiểu rõ hơn về chuyển tiền quốc tế chúng tôi sẽ cập nhật các bài viết chi tiết hơn.

Kết nối với chúng tôi tại fanpage SWVN Chuyentienquoctesieutoc

Những giao dịch liên quan đến ngân hàng bao gồm 2 loại:

  • Các giao dịch chỉ làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng (như quan hệ tín dụng)
  • Các giao dịch những giao dịch không những làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng mà còn làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu (như quan hệ mua bán)

Những giao dịch nào làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái về ngoại tệ. Trong lĩnh vực ngân hàng, các giao dịch làm đó bao gồm:

  • Mua hay bán ngoại tệ giao ngay.
  • Mua hay bán ngoại tệ có kỳ hạn như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…
  • Thu lãi cho vay, trả lãi tiền gửi bằng ngoại tệ.
  • Các khoản thu phí dịch vụ và các khoản trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ.
  • Các rủi ro mất mát, hư hỏng, bồi thường thiệt hại bằng ngoại tệ…

Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh trạng thái dương (hay trạng thái trường) của ngoại tệ đó. Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh trạng thái âm (hay trạng thái đoản) của ngoại tệ đó.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.