Hạn mức cá nhân chuyển tiền ra khỏi Việt Nam (update hiệu lực 15/2/2023)

Hạn mức cá nhân chuyển tiền ra khỏi Việt Nam (update hiệu lực 15/2/2023)

by

Hạn mức chuyển tiền ra khỏi Việt Nam

Với sự phát triển của toàn cầu hóa, nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài ngày càng cao. Nhưng rất ít người nắm được hạn mức số tiền được chuyển ra khỏi Việt Nam là bao nhiêu. Hãy cùng SWVN tìm hiểu.

1. Chuyển tiền ra nước ngoài là gì?

Chuyển tiền ra nước ngoài (Chuyển tiền quốc tế) được hiểu đơn giản là hình thức chuyển tiền từ quốc gia này sáng quốc gia khác, ví dụ như từ Việt Nam sang quốc gia khác thông qua các dịch vụ chuyển tiền trung gian.

2. Mục đích hợp pháp chuyển tiền ra nước ngoài

Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích như sau:

  • Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
  • Công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
  • Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
  • Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
  • Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
  • Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
  • Các nhu cầu hợp pháp khác.

3. Hạn mức cá nhân chuyển tiền ra nước ngoài

Pháp luật hiện hành không còn quy định giới hạn mức chuyển ngoại tệ của người cư trú là công dân Việt Nam cho thân nhân ở nước ngoài. Vì vậy, các tổ chức tín dụng (Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân) nơi phát sinh nhu cầu chuyển ngoại tệ sẽ xem xét chứng từ, giấy tờ của khách hàng để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế và tính hợp lý của giao dịch chuyển tiền. Ngân hàng đó sẽ hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục để người chuyển tiền thực hiện yêu cầu đó. Tùy từng mục đích mà có những hạn mức chuyển tiền khác nhau.

3.1. Hạn mức chuyển tiền sinh hoạt phí cho du học sinh và trợ cấp thân nhân

Hạn mức chuyển tiền được cấp theo năm và được cấp theo từng bộ hồ sơ.

Một bộ hồ sơ được sử dụng nhiều lần để giao dịch cho đến khi sử dụng hết hạn mức năm theo quy định.

Hạn mức năm được cấp theo năm dương lịch.

Hạn mức của một bộ hồ sơ được tính dựa trên các điều kiện như sau:

Hạn mức của một bộ hồ sơ

Trợ cấp thân nhân được nhận sinh hoạt phí tương đương với  GDP quốc gia đó, hạn mức như sau (có hiệu lực từ 15/02/2023):

Quốc GiaMỹÚcCanadaNew ZealandSingaporeĐứcBồ Đào NhaHà LanCyrus
Hạn mức (USD)70.00060.00051.900048.80072.70051.00024.00058.00030.000
Trợ cấp thân nhân được nhận sinh hoạt phí tương đương với  GDP quốc gia

Xem thêm: Chi tiết hạn mức từng quốc gia

Ngoài ra, một người được chuyển trong một năm với mục đích trợ cấp thân nhân là 500.000 USD/năm hoặc quy đổi tương đương với ngoại tệ khác.

Trên đây là thông tin hạn mức tham khảo của một số ngân hàng thương mại cổ phẩn tại Việt Nam. Mỗi ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ có một quy định khác nhau và tùy từng thời kỳ tuy nhiên sẽ không chênh lệch quá nhiều với số liệu trên.

3.2. Hạn mức chuyển tiền học phí, viện phí, lệ phí ra nước ngoài

Hạn mức tối đa bằng số tiền trên thông báo chi phí của cơ sở đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan thu phí,…

Không quy định hạn mức tối đa một năm.

3.3. Hạn mức chuyển tiền định cư

Theo quy định, người Việt Nam đi định cư có thể chuyển toàn bộ nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài. Điều đó đồng nghĩa với việc chuyển tiền cho mục đích định cư không giới hạn số tiền chuyển. Người Việt Nam định cư nước ngoài có thể chuyển toàn bộ số tiền nếu chứng minh được nguồn gốc số tiền chuyển là hợp pháp.

Nguồn tài sản phải hình thành trước thời điểm có thẻ cư trú tại nước ngoài.

3.4. Hạn mức chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài

Công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được chuyển, mang mỗi năm tối đa không quá 10.000 USD hoặc 20% số tiền nếu tổng số tiền được thừa kế lớn hơn 50.000 USD. Trường hợp số tiền xin chuyển, mang lớn hơn 50.000 USD, Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy tờ chứng minh thực có số tiền xin chuyển cho mục đích thừa kế.

Số tiền còn lại (bằng đồng Việt nam hoặc ngoại tệ), công dân Việt Nam được gửi vào Ngân hàng được phép để chuyển dần (bao gồm gốc và lãi phát sinh) trong các năm tiếp theo, theo phương thức Lệnh chuyển tiền định kỳ đã được thỏa thuận giữa Ngân hàng được phép và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ nhưng mỗi năm tối đa không quá mức quy định trên. Trường hợp gửi vào Ngân hàng được phép bằng đồng Việt Nam, Công dân Việt Nam được mua ngoại tệ theo tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng được phép tại thời điểm chuyển ngoại tệ theo thoả thuận giữa Ngân hàng được phép và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ trong Lệnh chuyển tiền định kỳ.

Lời kết

Trên đây là hạn mức chuyển tiền quốc tế SWVN giới thiệu một cách khái quát nhất. Để hiểu rõ hơn hạn mức của từng hình thức chúng tôi sẽ cập nhật các bài viết chi tiết hơn để bạn đọc chọn được cách chuyển tiền ra nước ngoài phù hợp nhất.

Kết nối với chúng tôi tại fanpage SWVN Chuyentienquoctesieutoc

5/5 – (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.