Giao dịch quốc tế nào được chuyển đi Nga? SWIFT Cấm vận Nga

Giao dịch quốc tế nào được chuyển đi Nga? SWIFT Cấm vận Nga

by

Mỹ cấm vận Nga là một trong những vấn đề nóng gần đây. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán với Nga.

SWIFT Cấm vận Nga

Hiện quốc gia Nga đang chịu chính sách cấm vận của OFAC (Mỹ) giao dịch được thực hiện bằng USD nên ưu tiên xem xét chính sách của OFAC (Mỹ) đối với quốc gia Nga (Russia).

Trong trường hợp này, ngân hàng và các tổ chức tài chính Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán với Nga. Các phương thức thanh toán thông thường như chuyển khoản ngân hàng qua kênh SWIFT, thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử có thể bị ảnh hưởng.

1. Nội dung chính của chính sách Mỹ về cấm vận Nga

Cấm thực hiện giao dịch liên quan đến Danh sách cấm vận SDN (Specilly Designated Nationals And Blocked Person List) hoặc tổ chức do đối tượng có tên trong Danh sách SDN nắm giữ từ 50% vốn trở lên.

Đặc biệt lưu ý các ngân hàng thuộc danh sách này bao gồm: Vnesheconombank (VEB), Promsvyazbank, VTB Bank, Otkritie, Sovcombank, Novikombank, SBERBANK, Alfa Bank và các chi nhánh…

       Cấm các hoạt động, giao dịch liên quan đến 04 khu vực Crimea/Sevastopol; Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng thuộc Ukraine’’

       Cấm vận từng phần đối với một số đối tượng trong Danh sách SSI

       Cấm vận từng phần đối với một số hoạt động trong kinh tế Nga bao gồm các giao dịch, thỏa thuận mới về các khoản vốn vay (trái phiếu…) và vốn chủ sở hữu (cổ phiếu…)

       Cấm một số khoản vay nợ chính phủ Liên bang Nga, các giao dịch liên quan đến Ngân hàng Trung ương, Qũy tài sản quốc gia, Bộ Tài chính

       Cấm nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ từ Nga: dầu thô, xăng dầu, nhiên liệu dầu mỏ, các sản phẩm chưng cất của chúng, khí tự nhiên hóa lỏng, than đá, sản phẩm từ than đá…. và cấm đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng tại Nga;

       Cấm nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ từ Nga: cá, hải sản, các chế phẩm của chúng, đồ uống có cồn, kim cương phi công nghiệp…

       Cấm xuất khẩu, tái xuất khẩu, bán hoặc cung cấp, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ Mỹ hoặc bởi người Mỹ ở bất cư đâu, hàng hóa xa xỉ hoặc tiền mệnh giấy USD cho bất kì người nào ở Nga

       Cấm đầu tư mới vào bất kì khu vực kinh tế nào của Nga.

2. Giao dịch quốc tế nào được chuyển đi Nga?

Với tình hình hiện tại, thì các ngân hàng trong nước đang đánh giá một cách thận trọng các giao dịch đi Nga và chỉ xem xét thực hiện các giao dịch nếu GD không có các yếu tố vi phạm chính sách cấm vận của Mỹ với Nga, cụ thể:

Không liên quan đến 04 khu vực cấm vận Crimea/Sevastopol, Donestk (DPR) và Luhansk (LPR) (Đơn vị kinh doanh cần tra soát các thông tin về địa điểm trong bộ hồ sơ giao dịch, trường hợp chưa rõ khu vực cụ thể nào của Nga, Đơn vị trao đổi thêm với Khách hàng để thu thập thêm thông tin )

Các bên liên quan đến giao dịch không thuộc Danh sách SDN; trường hợp nếu có bên tham gia giao dịch thuộc danh sách SSI thì Đơn vị cần gửi yêu cầu đến bộ phận Phòng chống rửa tiền của ngân hàng để được tư vấn và xác định phạm vi cấm vận của GD.

Mặt hàng trong giao dịch không thuộc phạm vi cấm vận của Mỹ.

Do tình hình giữa Mỹ và Nga vẫn đang căng thẳng nên chính sách của Mỹ có thể thay đổi bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đáng kể đến các giao dịch thanh toán quốc tế chuyển tiền liên quan đến cấm vận Nga.

Để hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh cho Khách hàng và ngân hàng, cần trao đổi với Khách hàng về việc:

  • Giao dịch là đồng USD nên sẽ phải thực hiện qua Ngân hàng trung gian là một ngân hàng thuộc hệ thống tài chính Mỹ, điều này có thể dẫn đến giao dịch có thành công hay không còn phụ thuộc vào chính sách nội bộ, khẩu vị rủi ro của các ngân hàng trung gian.
  • Về lý thuyết, nếu giao dịch đang thực hiện đến bước xử lý tại Ngân hàng Mỹ mà chính sách của Mỹ với Nga lại siết chặt hơn thì rủi ro Ngân hàng đại lý Mỹ giữ lại tiền là có thể xảy ra do các ngân hàng này phải tuân thủ theo chính sách của Mỹ.
  • Minh bạch với Khách hàng về cam kết miễn trừ trách nhiệm đối với ngân hàng trong trường hợp rủi ro bị phong tỏa, thu giữ tiền, tài sản giao dịch. Để thực hiện nội dung này, Đơn vị gửi Khách hàng Thông báo tuân thủ cấm vận của ngân hàng) và nhắc Khách hàng về việc thực hiện cam kết miễn trừ trách nhiệm đối với ngân hàng trên mẫu biểu thanh toán quốc tế được ký bởi Khách hàng.

Lời kết

Trên đây là tổng quát về dấu hiệu đáng ngờ để các bạn đọc hiểu dễ dàng hơn.

Kết nối với chúng tôi tại fanpage SWVN Chuyentienquoctesieutoc

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.