Dấu hiệu đáng ngờ trong giao dịch thanh toán quốc tế – rửa tiền

Dấu hiệu đáng ngờ trong giao dịch thanh toán quốc tế – rửa tiền

by

Rửa tiền đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế. Thanh toán viên trong hoạt động thanh toán quốc tế, cần nắm được các dấu hiệu đáng ngờ để tránh tiếp tay cho hoạt động rửa tiền.

Dấu hiệu đáng ngờ trong giao dịch thanh toán quốc tế – Giao dịch rửa tiền

1. Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Rửa tiền đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế. Đặc biệt, khi các trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì những tội phạm rửa tiền lại có thêm động cơ để chuyển hoạt động rửa tiền sang các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam.

So với quốc tế, hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền (PCRT) tại Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và triển khai những bước khởi đầu.

Công tác PCRT tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam mới được chú ý trong vài năm gần đây và vẫn thiếu các công cụ, hệ thống cũng như nguồn lực cần thiết.

Đặc biệt, những thanh toán viên trong hoạt động thanh toán quốc tế, cần nắm được các dấu hiệu đáng ngờ để tránh tiếp tay cho hoạt động rửa tiền.

2. Dấu hiệu đáng ngờ trong thanh toán quốc tế

  • Dấu hiệu 1:  Mới thành lập, mới mở tài khoản tại ngân hàng nhưng trong thời gian ngắn đã phát sinh các GD chuyển tiền ra nước ngoài với giá trị lớn và tần suất nhiều:

Ví dụ: Công ty mới thành lập từ 28/7/2022, mở TK tháng 8/2022, thực hiện 40 GD trong khoảng thời gian rất ngắn ~ 1.5 tháng (từ 15/8/2022 đến 27/9/2022) với tổng giá trị 3 triệu USD cho 36 đối tác khác nhau khắp nơi trên thế giới (Hong Kong, Trung Quốc, Italia….)

  • Dấu hiệu 2: Có dấu hiệu được lập hàng loạt, giá trị hợp đồng lớn, nhưng được các bên thỏa thuận và xác lập một cách sơ sài và bất thường.

Ví dụ: Mặt hàng trong GD đa dạng từ quần áo, hạt cà phê, súng lục có gắn vòi chữa cháy (pistol grip fire hose nozzle), cà vạt nhuộm vải mềm (tie dye fabric soft jersey knit hand dyed cotton fabric) …

Nội dung các hợp đồng chủ yếu liệt kê tên, số lượng và đơn giá hàng hóa mua bán còn các điều khoản thỏa thuận khác như mô tả tiêu chuẩn, quy cách của hàng hóa, thời gian giao hàng, trách nhiệm các bên đều sơ sài hoặc không có. Điều này là bất thường khi hàng hóa trong GD là các mặt hàng giá trị hoặc tổng giá trị hàng hóa lớn.

Với hình thức thanh toán trả trước 50% và giá trị lớn nhưng không kèm một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm thanh toán nào.

  • Dấu hiệu 3: Thông tin về đối tác rất hạn chế hoặc không có thông tin trên các nguồn public, một số bên bán có thông tin về ngành nghề kinh doanh không phù hợp với mặt hàng trong GD:

Ví dụ: Đối tác ở Hongkong nhưng ngân hàng phục vụ lại ở London

Công ty công nghệ nhưng lại giao dịch sản phẩm áo phông

  • Dấu hiệu 4:  Chưa thu thập được tờ khai hải quan của bất kì giao dịch nào (nhiều ngân hàng cho phép nợ TKHQ với thời gian 1-6 tháng).

3. Rủi ro nếu thực hiện các giao dịch đáng ngờ

Rủi ro về rửa tiền, tài trợ các hoạt động bất hợp pháp

(bao gồm khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt…)

Với các dấu hiệu trên, ngân hàng khó hiểu rõ về khách hàng và giao dịch của khách hàng; chưa có đủ thông tin để đánh giá các giao dịch là hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh của KH hay không. Các dấu hiệu nêu trên tiềm ẩn nhiều rủi ro về rửa tiền, tài trợ các hoạt động bất hợp pháp (bao gồm khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt)

Rủi ro trong quan hệ của ngân hàng

Với Ngân hàng đại lý:

Với các giao dịch chuyển tiền quốc tế (USD, EUR..) thì chắc chắn sẽ phải thực qua các ngân hàng Nostro của ngân hàng. Với các giao dịch giá trị lớn này, khả năng các ngân hàng đại lý này sẽ yêu cầu đánh giá tăng cường (EDD) và cung cấp các thông tin về tính hợp lý của các GD này.

Nếu không làm rõ các điểm đáng ngờ nói trên thì trong trường hợp các Ngân hàng đại lý yêu cầu EDD, sẽ không cung cấp các thông tin đủ thuyết phục và có khả năng bị đánh giá về hệ thống kiểm soát, đồng thời mối quan hệ giữa ngân hàng mình với các NHĐL sẽ bị ảnh hưởng (các NHĐL Mỹ có khẩu vị cực kì chặt chẽ đối với các giao dịch có giá trị lớn nhưng không giải thích được tính hợp lý của mục đích thực hiện)

Nếu vi phạm các quy định, các NHĐL có thể cho ngân hàng đó vào list cần theo dõi, hoặc thậm chí cắt đứt quan hệ đại lý, báo cáo vào black list,…

Với cơ quan nhà nước:

Có thể sẽ phải giải trình cho cơ quan thanh tra đối với việc kiểm soát cơ sở pháp lý, mục đích thực hiện GD khi được yêu cầu. Đặc biệt trong trường hợp ngân hàng không thu thập được TKHQ thì rủi ro thực hiện giao dịch khống là rất lớn.

Nếu không giải trình được, hoặc thật sự ngân hàng đã vi phạm, tiếp tay cho hoạt động rửa tiền có thể sẽ bị phạt hành chính, hoặc thậm chí tước giấy phép kinh doanh,…

3. Chuyên viên thanh toán quốc tế nên làm gì?

Nếu gặp phải những dấu hiệu trên khi thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế, các thanh toán viên nên:

  • Báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo để đề xuất thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ.

  • Về việc tiếp tục hay dừng quan hệ với nhóm KH này, trao đổi với bên quản lý khách hàng để thảo luận, thống nhất cơ chế ứng xử đối với nhóm KH này, mời phòng ban về phòng chống rửa tiền tham gia.

Lời kết

Trên đây là tổng quát về dấu hiệu đáng ngờ để các bạn đọc hiểu dễ dàng hơn.

Kết nối với chúng tôi tại fanpage SWVN Chuyentienquoctesieutoc

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.